…Đêm 7-5-1954, ở một tòa lâu đài cổ, giữa thành phố Ken-tơ, phía Nam thủ đô Luân Đôn, đây là trụ sở câu lạc bộ Lao động. Trên các hàng ghế chật ních mấy khoang nhà, người ta thấy có mặt nhiều thủy thủ, binh sĩ, sinh viên và một số đại biểu Quốc hội Hoàng gia Anh. Họ điều là những hội viên của phong trào đòi tự do cho các thuộc địa.
Sau khi bài Quốc tế ca trang nghiêm vừa dứt, nhạc sĩ E-oan Mắc-côn bước lên diễn đàn. Trên khuôn mặt anh rạng rỡ một nụ cười khiêm tốn mà chân thành. Anh nói:
- Thưa các ngài và các bạn, chiều nay, đài BBC đã miễn cưỡng dè dặt đưa tin: Điện Biên Phủ mất rồi! Nhưng đối với chúng ta, ngày Điện Biên Phủ chiến thắng lại là ngày hội lớn của tất cả những người lao động bị áp bức trên toàn thế giới. Thưa các bạn! Tại sao chiến thắng đặt biệt có ý nghĩa này lại xảy ra ở Việt
Thưa các bạn, vừa gấp cuốn sách lại thì lập tức những cảm hứng nghệ thuật đã tràn ngập trong tâm hồn tôi, giúp tôi nhanh chóng sáng tác một ca khúc về Cụ Hồ Chí Minh, người đang nhen ngọn lửa giải phóng bừng sáng lên ở Việt Nam và từ đấy sẽ lan nhanh đến mọi lục địa để thiêu cháy mọi áp bức, bất công. Vì bài hát này nhằm nói lên tình cảm của nhân dân Anh dành cho Người, tôi đã chủ tâm sử dụng và phát triển một làn điệu dân ca cổ Xắc-xông, có chứa đựng nhiều yếu tố thiết tha, sôi nổi.
Nói đến đây, E-oan Mắc-côn nâng cây đàn dân tộc lên trước ngực, âm thanh như dẫn dắt người nghe đi vào những điều tâm sự thiêng liêng:
Miền biển Đông, xa tắp nơi chân trời
Người dân ở đó lầm than đói nghèo
Từ đau thương Người đi khắp năm châu
Lòng tin mặt trời chân lý sáng soi
Hồ, Hồ, Hồ Chí Minh!
…Người đã về với rừng núi
Tổ chức nên một đạo quân, tất cả đều thành anh hùng
Thề giải phóng cho nhân dân
Hồ, Hồ, Hồ Chí Minh!
…Người đã chỉ huy đánh tan quân ngoại xâm
Lập nước Việt
Người là ngôi sao dẫn đường
Hồ, Hồ, Hồ Chí Minh!
Người nghe hết sức chăm chú lắng nghe từng câu, từng chữ của bài ca. Cứ mỗi khi nghệ sĩ hát xong một đoạn, mọi người lại đồng thanh: “Hồ, Hồ, Hồ Chí Minh!”.
Thế là phong trào đòi tự do cho các thuộc địa của nước Anh đã có thêm một bài hát phù hợp với cương lĩnh chính trị của mình. Bài hát được nhanh chóng lưu truyền khắp nước. Nó còn xuất hiện ở Pháp và nghiễm nhiên biến thành một bản cáo trạng đối với bọn thực dân Pháp đang tàn sát nhân dân An-giê-ri. Giới nghệ sĩ tiến bộ Cộng hòa Liên bang Đức, Ý cũng đã dùng bài Ca ngợi Hồ Chí Minh để góp phần lên án âm mưu phực hồi các thế lực phát xít trong nước mình. Sự khác biệt về ngôn ngữ, về địa lý, về chế độ chính trị không mảy may ngăn nổi đôi cánh vạn dặm của bài ca. Và khi xuất hiện ở Mỹ, Bài ca Hồ Chí Minh lập tức được đội ngũ các nghệ sĩ tiến bộ Mỹ đón nhận như một thứ vũ khí tinh thần hết sức quý báu để tố cáo những hành động xâm lược, những thủ đoạn diệt chủng của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, Lào, Căm-pu-chia…Bộ ba nghệ sĩ Mỹ Pi-tơ-xi-gơ, Ba-bơ-rơ Đây nơ và Tôm Hây-đơn gửi chung một lá thư sang Anh cám ơn tác giả bài ca.
“…Mỗi khi chúng tôi gặp những đối tượng nghe rộng rãi, không cùng chung chính kiến, tôn giáo, chủng tộc, ở mọi nơi, mọi lúc, bao giờ Bài ca Hồ Chí Minh cũng có sức thuyết phục lạ lùng. Bởi vì Việt
Vào những lúc bọn hiếu chiến cố tình nhắm mắt đẩy cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lên những nấc thang tội ác nguy hiểm nhất, Bài ca Hồ Chí Minh càng vang lên qua nhiều thứ tiếng Tây-Ban-Nha, Thụy-Điển, Đức, Nhật Bản, Pháp…Và khi được mời sang Cu-ba tham dự Đại hội liên hoan Quốc tế Ca hát phản kháng, hai vợ chồng ca sĩ E-oan Mắc-côn cùng biểu diễn Bài ca Hồ Chí Minh một cách say sưa, nồng nhiệt. Chính ở đây, sau chiến thắng Điện Biên Phủ không lâu, những chiến sĩ cách mạng Cu-ba đã hiên ngang cắm ngọn cờ tự do ngay sát bờ cõi nước Mỹ. Và trên mảnh đất này đã từng vang lên lời thề bất hủ “Vì Việt Nam, Cu-ba sẵn sàng dâng cả máu của mình!”.
Trong đêm biểu diễn khai mạc Đại hội liên hoan Quốc tế Ca hát phản kháng được tổ chức tại La-ha-ba-na năm 1967, có một bài hát khi nghe xong, hàng vạn người nghe đã đứng dậy vỗ tay như sấm, yêu cầu hát lại. Đó là Bài ca Hồ Chí Minh do hai nam nữ nghệ sĩ E-oan Mắc-côn và Péc-ghi Xi-gơ biểu diễn. Những ai đứng ở hàng đầu đều thấy rõ những giọt nước mắt đang lăng chảy trên gò má của nhạc sĩ - chiến sĩ hòa bình người nước Anh – E-oan Mắc-côn. Đôi lúc giọng hát của nghệ sĩ nghẹn hẳn vì quá xúc động, nhưng cây đàn dân tộc trên ngực vẫn vang lên quyện chặt lấy tiếng hát của người vợ, một nữ danh ca Mỹ, em gái nhạc sĩ Pi-tơ Xi-gơ nổi tiếng. Bài ca chấm dứt, không gian tràn ngập tiếng hô “Hồ CHí Minh, Hô-xê Mác-ti, Tổ quốc hay là chết!”. Hai nghệ sĩ quay hẳn người lại cúi đầu rất lâu chào tấm áp phích làm nền cho sân khấu, vẽ hình một bộ đội Việt Nam khổng lồ đang cầm súng lao lên phía trước – dưới ghi hàng chữ “Việt Nam, bài học cho thế giới”.
Đại hội liên hoan Quốc tế Ca hát phản kháng kết thúc thắng lợi. Trên sân bay La-ha-ba-na, giữa lúc đội quân nhạc hòa tấu Giải phóng miền Nam, vợ chồng E-oan Mắc-côn rẽ đám đông chạy như bay tới ôm chầm lấy các bạn Việt Nam chào tạm biệt, trao cho các nghệ sĩ Việt Nam bản nhạc Bài ca Hồ Chí Minh, bìa có ghi mấy câu thơ của một nhà thơ Mỹ:
Trên đời có những vật không bao giờ đổi thay
Có những con chim không khuất phục bao giờ
Có những tên người sống mãi với thời gian
Hồ Chí Minh…
Máy bay cất cánh, đôi vợ chồng chiến sĩ lại đưa Bài ca Hồ Chí Minh đến với những chân trời mới.
Trần Thanh Duy – Khoa LLCT.
(Trích Báo Nhân dân, 11-5-1975).